• Hotline: 0931738286
  • CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CÔNG NGHIỆP HIỆP THÀNH

    Chuyên tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt máy móc cơ khí công nghiệp

    Cơ khí Hiệp Thành | Những lưu ý khi mở xưởng sản xuất tôn lợp

    NHỮNG LƯU Ý KHI MỞ XƯỞNG SẢN XUẤT TÔN LỢP 

     Chuẩn bị vốn mở xưởng

    Vốn được xem là một trong những vấn đề đầu tiên cần chuẩn bị sẵn sàng khi bạn có ý định mở xưởng tôn lợp. Bởi lẽ, tiền vốn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bạn có thể mở và duy trì nhà máy/xưởng của bạn hay không.

    Tuy nhiên, sẽ không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cần bao nhiêu tiền là đủ vì sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố quyết định như: quy mô nhà xưởng, hệ thống máy móc, khả năng hiện có và điều kiện tài chính của chủ sở hữu. Nếu bạn muốn mở xưởng với quy mô lớn sẽ cần nhiều vốn hơn, hoặc nếu bạn phải mất chi phí thuê mặt bằng thì chi phí cũng sẽ cao hơn so với việc không phải thuê mặt bằng.

    1. Trang thiết bị cần thiết và chi phí đầu tư cơ bản trung bình hiện nay:
    • Máy cán tôn 1 tầng: giá từ 300.000.000 đồng đến 550.000.000 triệu đồng;
    • Máy cán tôn 2 tầng giá từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng.
    • Máy chấn máng xối giá từ 130.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng.
    • Máy xẻ tôn phụ kiện giá từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
    • Cầu trục, nhà xưởng cơ bản 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

    Như vậy, tổng vốn đầu tư cơ bản đối với thiết bị sẽ dao động từ 600.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

    Ngoài ra, trường hợp đơn vị có nhu cầu sử dụng thêm một số loại máy móc khác thì sẽ cần chuẩn bị thêm vốn cụ thể:

    • Máy cán xà gồ: giá từ 360.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng,
    • Máy cán tôn sóng ngói giá từ 600.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
    • Dây chuyền panel cách nhiệt giá từ 1.500.000.000 đồng đến 2.500.000.000 đồng.
    1. Chi phi phôi thép
    • Cuộn tôn mạ màu 80.000.000/cuộn;
    • Thép hộp + thép hình: 400.000.000 đồng;
    • Vốn vật tự phụ kiện:100.000.000 đồng

    Ngoài ra, chúng ta còn cần phải dự trữ một khoản vốn lưu động, để giải quyết các vấn đề rắc rối gặp phải trong quá trình sản xuất.

     

    1. Lựa chọn địa điểm mở xưởng thích hợp

    Các yếu tố cần chú ý đối với địa điểm mở nhà xưởng:

    1. Diện tích mặt bằng mở xưởng cán tôn

    Về nguyên tắc, mặt bằng càng rộng thì đương nhiên sẽ là tốt nhất. Tuy nhiên, trường hợp không có nhiều điều kiện thì chúng ta cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản dựa trên các yêu cầu sau đây:

    • Diện tích để đặt một vài loại máy cán tôn, máy cán tôn thông thường sẽ có kích thước rộng 1.6m – 1.7 m, dài 11m – 12m; lưu ý: ban đầu có thể cần dùng 1- 2 máy, sau khi mở rộng chúng ta có thể mua thêm;
    • Diện tích để đặt máy chấn tôn, loại thông dụng có chiều dài 6m, rộng 1.1m, cao 2m;
    • Diện tích để phụ kiện xẻ băng, giá để tôn cuộn: 3m (để 2 cuộn tôn), sắt thép, phụ kiện;
    • Diện tích phòng làm việc, nơi nghỉ ngơi.

    Như vậy mặt bằng để mở xưởng cán tôn cần diện tích tối thiểu để đặt các loại máy móc và vật dùng đã kể trên, và tối thiểu sẽ từ 120 m2 với chiều rộng xưởng 6m và chiều dài tối thiểu là 16m.

    1. Vị trí xây dựng xưởng cán tôn

    Vị trí xây dựng xưởng cần thông với đường lớn để xe tải vận chuyển tôn cuộn, sắt thép có thể dễ dàng ra vào vận chuyển. Mặt bằng nhà xưởng cần cách xa khu dân cư vì sẽ có tiếng ồn; đặt tại khu vực thông thoáng để giúp các công nhân tại xưởng không bị ngột ngạt.

    Địa hình phải là đất cứng có thể xây dựng được nhà xưởng khung thép. Vị trí xây dựng xưởng nên đặt cách vị trí các xưởng cán tôn của người khác ngoài phạm vi bán kính 10km, đồng thời nên đặt tại các khu vực đang phát triển, nơi người dân đang hoặc sẽ có nhu cầu xây dựng cao. Xưởng không nhất thiết ở khu vực đông dân cư, vì có thể họ đã xây dựng xong rồi và không còn nhiều nhu cầu sử dụng tôn lợp.

     

    1. Chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ

    Hồ sơ pháp lý cụ thể bao gồm tối thiểu các loại sau đây:

     

    1. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

    Đăng ký kinh doanh là việc bắt buộc bạn phải tiến hành khi mở một cơ sở sản xuất kinh doanh, dù với quy mô nhỏ hay lớn. Các bạn có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh hộ cá thể hoặc công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần tùy thuộc vào quy mô, tính chất, số lượng thành viên và mục đích phát triển về sau của Công ty.

    Cụ thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng như sau:

    • Giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu và các thành viên: Bản sao y CMND/CCCD/hộ chiếu;
    • Thông tin về địa điểm đặt trụ sở (Bản sao y Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với địa điểm đặt trụ sở/Hợp đồng thuê nhà xưởng hoặc các loại giấy tờ liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất);
    • Ngành nghề kinh doanh: Có thể lựa chọn nhiều ngành nghề, nhưng tối thiểu phải có ngành Sản xuất sắt, thép, gang (Mã ngành: 2410), và thêm một số ngành nghề khác như: Bán buôn kim loại và quặng kim loại (Mã ngành 4662), Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (4933),…
    • Nơi nộp hồ sơ:
      • Đối với trường hợp thành lập Hộ kinh doanh cá thể: Nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế – Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi Doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở;
      • Đối với trường hợp thành lập Công ty TNHH/Công ty cổ phần/ công ty hợp danh: Nộp hồ sơ tại Phòng Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở.
    • Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
    • Lệ phí: 100.000 đồng
    1. Hồ sơ thuế
    • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần kê khai hồ sơ thuế ban đầu, thực hiện việc nộp thuế môn bài lần đầu.
    • Thời hạn thực hiện: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập Doanh nghiệp.
    • Nơi nộp: Chi cục thuế/Cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
    • Trong quá trình hoạt động, bạn còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật (Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế BVMT,…).

     

    • Hồ sơ về bảo vệ môi trường
    • Tùy thuộc vào quy mô của xưởng mà bạn sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc chỉ cần cam kết sẽ thực hiện việc đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    • Trường hợp xưởng sản xuất tạo ra một lượng nước thải, khí thải thì bạn phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải, khí thải ra môi trường không vượt quy chuẩn cho phép.

     

    1. Chọn nhà cung cấp thiết bị

    Toàn bộ dây chuyền sản xuất của bạn luôn phải vận hành mỗi ngày, nên bạn cần lưu ý chọn nhà cung cấp máy móc uy tín, sản phẩm có chất lượng tốt. Nhà cung cấp máy có chế độ bảo hành nhanh và tận tâm.

     

    1. Về chúng tôi

      Công ty Cơ Khí Hiệp Thành tự hào là nhà phân phối máy cán tôn 1 tầng, máy cán tôn 2 tầng, máy cán tôn 3 tầng, máy cán song ngói, máy cán xà gồ, máy dập vòm, máy cắt tôn phẳng, máy xả cuộn tự động, máy cán nóc, máy chấn pano, máy nhấn máng xối,… số 1 Việt Nam. Chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu sản xuất những sản phẩm máy cán tôn chất lượng với giá tốt nhất đến tận tay khách hàng.

      Quý khách có nhu cầu mua máy cán tôn giá rẻ nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0931.738.286 hoặc truy cập website cokhihiepthanh.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

    Tin liên quan

    0931738286

    Gọi điện SMS Liên hệ
    Gọi điện SMS Chỉ Đường